Tổng quan hệ thống giáo dục Đức bậc Phổ thông

Tổng quan hệ thống giáo dục Đức bậc Phổ thông

Hệ thống giáo dục Đức rất khác so với nền giáo dục của các quốc gia khác, nhưng lại sản sinh ra nhiều sinh viên có thành tích cao. Đa số sinh viên Đức theo học các trường công lập. Toàn bộ he thong giao duc Duc, bao gồm cả các trường đại học, chấp nhận học sinh và sinh viên sinh nước ngoài. Các trường học ở đây luôn dạy bằng tiếng Đức, không quá khó với người mới bắt đầu, nhưng sẽ thành vấn đề khi học lên các bậc cao hơn. Bên cạnh đó ở Đức cũng có nhiều trường tư. Mặc dù giáo dục được phân quyền cho liên bang, và hệ thống giáo dục Đức ở mỗi bang cũng khác nhau, chúng ta vẫn có thể tổng hợp lại hệ thống trường học tại Đức.

Trẻ em từ ba đến sáu tuổi, có thể đi học mẫu giáo. Sau đó, các em học sinh sẽ theo học bắt buộc tại trường phổ thông ở Đức trong vòng 9 đến 10 năm. Từ lớp 1 đến lớp 4, trẻ em theo học trường tiểu học (Grundschule), nơi mà các môn học được giảng dạy giống nhau tại tất cả các vùng. Từ năm lớp 5, học sinh được phân loại (theo khả năng học và mong muốn của gia đình) để nhập học vào một trong ba loại trường khác nhau: Hauptschule, Realschule hoặc Gymnasium. Giáo viên tại trường tiểu học Grundschule giới thiệu học sinh một trường cụ thể dựa trên thành tích học tập, sự tự tin và khả năng làm việc độc lập. Tuy nhiên, ở hầu hết các tiểu bang, phụ huynh là người sẽ quyết định con em mình sẽ học trường nào.

Đức có phải một đất nước an toàn cho du học sinh?

Kindergarten – Trường mẫu giáo

Kindergarten là trường mẫu giáo ở Đức, dành cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Trong thời gian này các em được hoàn thiện các kỹ năng cơ bản và tiếp thu một chút kiến trước trước khi vào lớp một.

Grundschule – Trường tiểu học

Trong hệ thống giáo dục Đức, trường tiểu học là bậc duy nhất học sinh được học những kiến thức giống nhau, dù là vùng Đông Đức hay Tây Đức. Sau khi kết thúc 4 năm tiểu học, các em và gia đình phải chọn một trường cấp hai để học tiếp. Tuỳ vào hoàn cảnh, lực học và khả năng phát triển giáo viên sẽ tư vấn để phụ huynh chọn trường phù hợp với học sinh.

Một số môn học cơ bản ở bậc học này là: toán, tiếng Đức, ngoại ngữ 2, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Tổng quan hệ thống giáo dục Đức bậc Phổ thông
Hệ thống giáo dục Đức rất phức tạp, học sinh có nhiều lựa chọn về mô hình giáo dục mình sẽ học

Hệ thống giáo dục Đức cấp 2 và cấp 3

Hauptschule – trường cấp 2

Trường Hauptschule là trường có chương trình học phổ thông đại trà, cung cấp các kiến thức nền tảng cơ bản, dành cho các học sinh học lực trung bình, không xét tuyển được vào các trường tốt hơn.

Các Hauptschule (lớp 5-9 hoặc từ 5-10) dạy cùng các môn như Realschule và Gymnasium, nhưng với tốc độ chậm hơn và có thêm một số khóa học hướng nghiệp. Học sinh sẽ được định hướng học nghề cho đến khi 18 tuổi,

Realschule – Trường cấp 2 nâng cao

Realschule cũng giảng dạy các kiến thức cơ bản, tuy nhiên đây là nhóm trường được phân bậc cao hơn Hauptschule trong hệ thống giáo dục Đức. Học sinh sẽ học với tốc độ nhanh hơn. Realschule bao gồm từ lớp 5 đến lớp 10 ở hầu hết các bang,  học sinh hướng đến học nghề sau này.

Tuy nhiên khác với Hauptschule, các em có kết quả học tập xuất sắc tại Realschule có thể chuyển sang Gymnasium từ lớp 11. Đây là điểm khác biệt duy nhất giữa Hauptschule và Realschule

Gymnasium – Trường phổ phông dành cho học sinh khá giỏi

Trường Gymnasium bao gồm cả cấp 2 và cấp 3, tức là từ lớp 5 đến lớp 12, tiếp nhận những học sinh khá giỏi hoặc các em có nhu cầu học lên đại học sau này. Đây là loại trường rất đặc biệt trong hệ thống giáo dục Đức bậc phổ thông.

Trường Gymnasium cấp bằng Abitur (bằng tốt nghiệp cấp 3), chuẩn bị cho các em theo học đại học (Universitaet) hoặc một bằng kép về học nghề. Chương trình giảng dạy khác nhau giữa các trường, nhưng thường bao gồm tiếng Đức, toán, khoa học máy tính, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, nghệ thuật (thủ công mỹ nghệ và thiết kế), âm nhạc, lịch sử, triết học, công dân, xã hội học và một số ngoại ngữ khác: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, v.v…. Một số bang yêu cầu các em học hết năm lớp 12, một số khác lại đòi hỏi học đến lớp 13, sau đó mới cấp bằng Abitur. Đây được coi là tấm giấy thông hành để học sinh bước vào tất cả các trường đại học tại Đức và không yêu cầu phải học dự bị.

Tổng quan hệ thống giáo dục Đức bậc Phổ thông
Trong hệ thống giáo dục tại Đức, Gymnasium là trường định hướng học sinh học lên đại học sau này

Gesamtschule – Trường phổ thông tổng hợp

Đây là loại hình trường cấp 2 thay thế cho Hauptschule và Realschule trong hệ thống giáo dục Đức. Trường Gesamtschule chỉ có tại một số bang của Đức. Học sinh từ lớp 5 đến lớp 10 có thể theo học tại đây. Điểm khác biệt của Gesamtschule là nó sẽ cấp chứng chỉ dựa theo trình độ của học sinh, có thể là Hauptschul-Certificate với các em học khá và Realschul-Certificate với các em học giỏi và xuất sắc.

Du học Đức nên học ngành gì để dễ xin việc?

Berufsschule – Trường dạy nghề

Nếu như Realschule, Hauptschule và Gesamtschule vẫn dạy kiến thức phổ thông, Berufschule sẽ cung cấp kiến thức nền tảng song song với học nghề bán thời gian. Học sinh hoàn thành thành công một chương trình học nghề sẽ đạt được chứng nhận trong một lĩnh vực cụ thể ví dụ như kinh doanh, cắt tóc, gội đầu… Những trường Berufschule ở Đức không liên quan đến liêng bang, mà chịu sự quản lý trực tiếp của chính phủ, ngành kinh tế và các tổ chức nghiệp đoàn.

Berufschule là loại hình trường ứng dụng thực tế mạnh mẽ nhất trong hệ thống giáo dục ở Đức.

Họ sinh ở Đức bắt buộc theo học ít nhất 9 năm, dù là học tại loại hình giáo dục nào. Ví dụ, một học sinh bỏ học Gymnasium, phải ghi danh vào một Realschule hoặc Hauptschule cho đến chín năm để hoàn thành nốt bậc học phổ thông. Học sinh được yêu cầu học tối thiểu một ngoại ngữ trong ít nhất năm năm. Nếu ai theo học Gymnasium phải biết ít nhất hai ngoại ngữ.

Khung thời gian học phổ thông ở Đức

Ngày học

Các trường công lập ở Đức thường bắt đầu vào buổi sáng. Các lớp học diễn ra từ 7:30 sáng và có thể kết thúc từ 12 giờ trưa đến 1:30 chiều. Thời gian học thường là 45 phút với thời gian nghỉ ngắn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số trường học (Ganztagsschule) giảng dạy cả ngày. Các giờ bổ sung có thể được sử dụng để làm bài tập ở nhà hoặc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa khác nhau. Với việc học nhiều giờ hơn, trong trường sẽ có căng-tin để các em học sinh ăn trưa và ăn chiều. Các em phải làm khá nhiều bài tập về nhà theo các chủ đề: đọc, viết và giải toán. Chương trình giảng dạy mở rộng khi học sinh chuyển từ Grundschule và phụ thuộc vào các loại hình trường cấp 2 mà các em theo học.

Năm học

Năm học bao gồm hai học kỳ và thường bắt đầu từ khoảng giữa đến cuối tháng Tám. Có thời gian nghỉ dài hơn vào dịp Giáng sinh và vào mùa hè. Nghỉ ngắn hơn là vào dịp lễ Phục Sinh và vào mùa thu. Vào ngày lễ các trường đều cho học sinh nghỉ học. Kỳ nghỉ Giáng sinh thường là 2 tuần và nghỉ hè là khoảng 6 tuần. Ngày chính xác của các kỳ nghỉ sẽ được Liên bang quyết định.

Đọc thêm: Hệ thống y tế và khám chữa bệnh ở Đức

Trường dành cho học sinh có nhu cầu đặc biệt

Có nhiều trường khác nhau cho học sinh có nhu cầu đặc biệt gọi là Sonderschule hoặc Förderschule. Tùy thuộc vào nhu cầu của cá nhân và số lượng tuyển sinh của trường, học sinh có thể theo học một trong những trường đặc biệt. Các trường này có đội ngũ giáo viên được đào tạo đặc biệt và thường có tỷ lệ học sinh nhỏ hơn giáo viên so với các trường thông thường. Một số học sinh có nguyện vọng riêng sẽ được học tích hợp vào một Hauptschule hoặc Gesamtschule.

Trường tư thục

Có nhiều loại trường tư thục khác nhau ở Đức. Các trường này thường tính học phí (đa phần là cao từ 500 Euro/ tháng) và đào tạo các khóa học khác nhau để học sinh có thể lấy bằng Abitur Đức cũng như các bằng cấp và chứng chỉ khác khi kết thúc học cấp 3 tại Đức.

Hệ thống giáo dục ở Thụy Sĩ

Trường nội trú

Các Internat là trường nội trú Đức. Có hàng trăm trường nội trú ở Đức cung cấp một loạt các chương trình nghiên cứu. Hầu hết đều cấp bằng Abitur và có thể cung cấp các khóa học chuyên ngành bổ sung trong các môn học khác nhau. Có trường Internat thể dục thể thao, Internat âm nhạc cũng như Internat chuyên về các lĩnh vực khác. Ngoài ra còn có một số trường nội trú riêng biệt dành cho nam và nữ.

Tổng quan hệ thống giáo dục Đức bậc Phổ thông
Trong hệ thống giáo dục Đức có nhiều trường nội trú, tại đây sinh viên sẽ học tập và sinh sống độc lập

Trường Quốc tế

Hàng chục trường quốc tế ở Đức thường cung cấp các khóa học bằng tiếng Anh dẫn đến một IBO hoặc bằng tốt nghiệp khác hoặc chứng chỉ cho phép sinh viên tiếp tục học cao đẳng hoặc đại học.

=> Xem thêm bài viết về các trường quốc tế ở Đức

Các trường về tôn giáo tại Đức

Có nhiều trường tư thục về đạo Tin Lành và Công giáo đào tạo theo chương trình học để lấy bằng Abitur chuẩn của Đức, trong đó sẽ giảng dạy các môn học về tôn giáo.

Trường học tại nhà – Homeschool

Học tại nhà là bất hợp pháp ở Đức. Luật pháp yêu cầu học sinh theo học các trường công lập hoặc trường tư được công nhận trong hệ thống giáo dục Đức.

Giáo dục đại học – Học đại học ở Đức

Có nhiều loại trường đại học. Các trường đại học cổ điển, theo truyền thống Alexander von Humboldt, cung cấp một nền giáo dục tổng quát rộng rãi và sinh viên thường theo học trong tối đa sáu năm (đối với ngành Y khoa). Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có những thay đổi trong chương trình giảng dạy cho phép sinh viên đại học lấy bằng Cử nhân sau 4 năm. Các trường đại học kỹ thuật (Technische Hochschulen) hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên cho các nghề nghiệp cụ thể và thường kéo dài trong bốn năm. Ngoài ra còn có Hochschulen về nghệ thuật và âm nhạc.

Ngoài ra còn có nhiều trường tư thục cung cấp các chương trình cấp bằng khác nhau trong nhiều môn học khác nhau. Nhiều trường trong số này cung cấp hướng dẫn bằng tiếng Anh.

Xem thêm về hệ thống giáo dục Đức bậc đại học.

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ ngay