Du học đại học Đức 2024: Điều kiện, thủ tục, chi phí

Du học Đại học Đức 2024 trở nên rất rộng mở với du học sinh Việt Nam nhờ chính sách mở cửa của Đức, hỗ trợ làm thêm ở nhiều ngành nghề. Vậy điều kiện du học Đức bậc đại học như thế nào? Chi phí có tốn kém không? Cơ hội việc làm và định cư sau khi tốt nghiệp ra sao?

Trong bài viết này, Duy sẽ giới thiệu cực chi tiết về tất cả các chương trình du học Đức hiện nay: từ bậc phổ thông, học nghề cho đến học thạc sĩ và đại học ở Đức 2024. Duy mong các bạn sẽ đọc hết bài viết để hiểu kỹ về các chương trình học, sau đó sẽ đưa ra quyết định cuộc đời chính xác nhất.

Nội Dung Chính

5 lý do bạn nên chọn du học Đại học Đức

1. Chương trình du học đại học Đức miễn phí 100%

Với du học đại học Đức, sinh viên nước ngoài sẽ được miễn 100% học phí như người bản địa. Ngoài thời gian học, sinh viên được phép làm thêm khoảng 20h/tuần. Với mức lương theo giờ hiện tại khoảng 8-10 Euro, bạn hoàn toàn đủ khả năng duy trì cuộc sống sinh viên mà vẫn đảm bảo việc học.

Làm thế nào để tìm việc tại Đức khi còn là sinh viên?

Tùy vào trường và thành phố, sinh viên có thể phải trả thêm một khoản phí học kỳ. Con số này tương đối nhỏ, chỉ khoảng vài trăm Euro.

2. Hệ thống giáo dục tiên tiến, bằng cấp được công nhận toàn thế giới

– Hệ thống giáo dục của Đức có chất lượng cao, luôn duy trì trong top 10 thế giới. Bạn hoàn toàn yên tâm sẽ được trải nghiệm các mô hình học thuật và chương trình đào tạo tân tiến nhất. Nội dung giảng dạy luôn bám sát thực tế, không lý thuyết mà kết hợp cả với thực hành. Sau khi tốt nghiệp bạn dễ dàng hòa nhập với các công việc trong ngành học của mình.

– Bằng cấp của các chương trình du học Đức bậc đại học, thạc sĩ, học nghề được công nhận tại tất cả các quốc gia khác. Nếu không lựa chọn tiếp tục ở lại Đức, bạn có thể về Việt Nam tìm kiếm các cơ hội làm việc với mức đãi ngộ rất cao.

Xem thêm:

Hệ thống giáo dục Đức bậc đại học

Du học Đức 2020: Học Đại học, Học nghề, Học cấp 3 ở Đức
Trong một giảng đường ở trường ĐH TU Chemnitz

3. Du học Đại học Đức dễ định cư sau 3 năm làm việc

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có 2 năm ở lại Đức để tìm việc phù hợp. Nếu làm việc đủ 3 – 5 năm tùy ngành, các bạn sẽ được cấp thẻ xanh, được định cư tại Đức vĩnh viễn. Khi đó bạn sẽ hưởng các chính sách như người bản địa.

4. Môi trường du học Đại học Đức văn minh và an toàn

Đức nằm trong trái tim của châu Âu, là nơi giao thoa của nhiều nên văn hóa nên người dân có lối sống rất văn minh. Họ luôn tôn trọng sự riêng tư, bình đẳng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên họ cũng thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ nếu người khác gặp khó khăn.

Thực tế, Đức là đất nước rất an toàn, tỷ lệ phạm tội thấp. Bạn có thể yên tâm dạo bộ hàng đêm mà không lo sợ gặp vấn đề gì.

Điều quan trọng nhất nhiều người Việt Nam muốn định cư ở Đức có lẽ là chế độ bảo hiểm và an sinh xã hội. Mặc dù mỗi tháng người dân phải trích từ thu nhập để đóng thuế khá cao (khoảng trên 25%), nhưng đổi lại họ được miễn phí khám chữa bệnh, trợ cấp thất nghiệp lên đến 2 năm. Mức trợ cấp thất nghiệp này thừa đủ chi trả sinh hoạt hàng ngày.

Sau khi về hưu, người già nhận được đến 75% thu nhập thực tế trước khi nghỉ, đảm bảo cuộc sống và du lịch khắp thế giới. Nếu so sánh mức chi du lịch của người cao tuổi Đức so với các quốc gia khác, họ luôn đứng số 1.

Giao thông ở thành phố Berlin - Đức
Đường phố Berlin dù tấp nập nhưng rất có trật tự

5. Cơ hội du lịch, khám phá 27 nước trong EU

Khi bạn là sinh viên học đại học ở Đức, bạn sẽ có tấm Visa Schengen quyền lực, được đi lại tự do trong 27 quốc gia thuộc liên minh châu Âu EU. Thêm vào đó, bạn cũng dễ dàng xin visa của các quốc gia khác ngoài khối. Đây là lợi thế lớn khi bạn có thể du lịch thỏa thích trong suốt thời gian học đại học ở Đức.

Điều kiện du học Đại học Đức 2024

1. Học sinh phải tham gia Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia và đạt đồng thời các điều kiện sau:

a) Tham gia và đỗ Kỳ thi THPT Quốc gia với các bài thi độc lập: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn phù hợp (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Bài thi ngoại ngữ là bắt buộc, không được dùng các chứng chỉ IELTS, TOEFL hay GOETHE-ZERTIFIKAT để thay thế.

b) Tại Kỳ thi THPT Quốc gia phải đạt điểm trung bình 6 môn từ 6,5 điểm; không môn nào dưới 4 điểm

c) Trúng tuyển vào Hệ đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam.

Các em học sinh lưu ý, khối ngành mình chọn thi tốt nghiệp THPT chính là ngành học ở Đức. Tuy vậy, sang Đức nếu học thấy không hợp có thể xin chuyển sau.

2. Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và học thêm thành công bốn Học kỳ Đại học chính quy thì có thể được

a) chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành

b) chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.

Xem thêm: Dự bị đại học Studienkolleg là gì? Điều kiện học dự bị đại học ở Đức

Có một số trường dự bị đại học Đức tổ chức kỳ thi ngay tại Hà Nội, bạn có thể truy cập trang thông tin của DAAD để tham khảo thông tin từng đợt nhé: https://www.daad-vietnam.vn/vi/hoc-tap-va-nghien-cuu-tai-duc/hoc-tap-tai-duc/truong-du-bi-dai-hoc/

Một số trường hợp khác ngoài 2 nhóm trên các bạn tìm thông tin trong bài viết này của mình nhé: Toàn tập điều kiện du học đại học Đức từ 2024.

3. Có chứng chỉ tiếng Đức B1 hoặc A2 trở lên

Nếu có bằng B1 sang Đức bạn sẽ nhập học du học Đại học. Tuy vậy, từ năm 2021 Đại sứ quán Đức chấp nhận trường hợp các bạn có bằng A2, đăng ký thêm 1 khoá tiếng B1 tại Đức. Sau khi có bằng B1 các bạn sẽ học dự bị đại học ở Đức. Các loại chứng chỉ tiếng Đức được chấp thuận bạn xem ở bài này.

Tại Việt Nam hiện tại hàng tháng đều tổ chức các kỳ thi tiếng Đức Goethe, TELC, ÖSD, ECL, TestDaf. Bạn có thể ấn vào đây xem lịch thi nhé.

4. Đã tham gia kỳ thi TestAS để lấy điểm học dự bị

TestAS là một bài kiểm tra để đánh giá khả năng du học Đại học Đức của Sinh viên nước ngoài tại Đức. Qua kết quả của TestAS, Sinh viên nước ngoài có thể đánh giá vị trí của mình so với các Sinh viên (nước ngoài) khác. Các Trường Đại học Đức có thể sử dụng kết quả của TestAS để ưu tiên xét tuyển.

Xem thêm: Cách đăng ký và lịch thi testAS

Thư viện trường đại học Freiburg
Thư viện trường đại học Freiburg có vẻ ngoài đầy ấn tượng

Du học Đại học Đức nên học ngành gì?

Phần đông các em học sinh luôn băn khoăn nên học ngành gì ở Đức. Người trả lời tốt nhất câu hỏi này chính là bản thân em và gia đình. Duy liệt kê ra một số tiêu chí quan trọng như bên dưới để các bạn cân nhắc nhé.

1. Bạn thích lĩnh vực nào?

Điều đầu tiên cần quan tâm là bạn thích gì? Lĩnh vực bạn chú ý nhiều nhất sẽ giúp bạn có đam mê và mục đích học tập rõ ràng hơn. Nếu bạn thích vẽ nhưng lại học kinh tế thì khó có khả năng tiến xa. Hoặc bạn thích ngành công nghệ thông tin nhưng lại đăng ký ngành tâm lý học, nghe qua đã thấy không liên quan rồi đúng không?

2. Bạn có thế mạnh nào? Học tốt môn gì?

Bạn cần chọn ngành học mình có kiến thức nền tốt hoặc khả năng tiếp thu nhanh khi có ý định du học Đức. Ví dụ khi học cấp 3 bạn giỏi hóa và sinh học, bạn nên học nghề điều dưỡng hoặc ngành y dược. Hay như bạn giỏi ngoại ngữ, hãy thử học chuyên ngành tiếng phiên dịch hoặc các ngành đòi hỏi sự giao tiếp nhiều. Khi bạn chọn ngành học phù hợp với khả năng của bản thân, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn.

3. Điều kiện gia đình bạn ở mức nào để đi du học Đại học Đức?

Nghe tưởng chừng không liên quan nhưng lại có mấu chốt khá lớn. Nếu gia đình bạn khá giả, có thể lựa chọn học chuyên ngành quản lý khách sạn, nhưng nếu gia đình tầm trung chỉ nên học nghề nhà hàng khách sạn thôi. Hoặc nếu gia đình vừa phải cũng chỉ nên học nghề điều dưỡng có trợ cấp thực tập, đừng nên học ngành y ở Đức, vừa lâu vừa khó ra trường.

4. Các ngành du học Đại học Đức dễ ra trường nhất

  • Du học Đức ngành kinh tế là lựa chọn đầu tiên. Trong nhóm ngành này các bạn có thể học: quản lý kinh doanh, marketing, kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng. Có thể nói học kinh tế không bao giờ lo thiếu việc.
  • Du học Đức ngành công nghệ thông tin. Với sự phát triển của xã hội 4.0, công nghệ thông tin là mũi nhọn và khát nhân lực ở mọi vị trí. Bạn yên tâm sẽ có công việc với đãi ngộ cao sau khi ra trường

Một số ngành học như tâm lý, y dược sẽ khó ra trường, chỉ phù hợp cho các bạn rất giỏi.

Click vào đây để xem đầy đủ nhóm ngành đại học ở Đức

Nhóm Ngành 1 Nhóm Ngành 2
Lịch sử Mỹ thuật
Lịch sử Âm nhạc
Khảo cổ học
Lịch sử
Triết học
Sư phạm
Ngôn ngữ học
Ngữ văn học
Triết học
Xuất bản
Dịch thuật
Nhóm Ngành 3 Nhóm Ngành 4
Mỹ thuật tạo hình/Tạo mẫuMỹ thuật
Âm nhạc
Nghệ thuật Sân khấu
Tôn giáo học
Khoa học Thần học
Nhóm Ngành 5 Nhóm Ngành 6
Tin học
Toán học
Vật lý
Thiên văn học
Sinh học
Hóa sinh
Hóa học
Hóa thực phẩm
Nhóm Ngành 7 Nhóm Ngành 8
Địa lý học
Địa vật lý
Địa chất học
Khí tượng học
Khoáng vật học
Y học
Dược học
Nha khoa
Nhóm Ngành 9 Nhóm Ngành 10
Nông học
Lâm học
Thú Y
Kinh doanh và Quản trị
Kinh tế
Du lịch
Quản lý hành chính công
Xác xuất, Thống kê
Chính trị học
Luật
Xã hội học
Dân tộc học
Nhóm Ngành 11 Nhóm Ngành 12
Kiến trúc
Xây dựng
Kỹ thuật Trắc địa
Kỹ thuật Cung ứng
Kỹ thuật điện
Cơ khí chính xác
Công nghệ chế tạo máy (Kỹ thuật ô-tô, Kỹ thuật hạt nhân, Kỹ thuật hàng không v. v…)
Công nghệ Vật liệu kim loại
Vật lý Kỹ thuật
Nhóm Ngành 13 Nhóm Ngành 14
Kỹ thuật mỏ
Kỹ thuật luyện, đúc kim
Công nghệ Hóa
Xây dựng Công nhiệp
Máy Hóa/Cơ khí Động lực
Nhóm Ngành 15 Nhóm Ngành 16
Quá trình Thiết bị
Cơ khí vận hành
Kỹ thuật Tầu thủy
Công nghệ Dinh dưỡng
Dinh dưỡng học
Công nghệ Chế biến Thực phẩm
Nhóm Ngành 17 Nhóm Ngành 18
Công nghệ May và Thời trang
Công nghệ Dệt
Công nghệ in
Nhóm Ngành 19 Nhóm Ngành 20
Khoa học vật liệu
Công nghệ Vật liệu cao phân tử và tổ hợp
Công nghệ Vật liệu kim loại
Khoa học nghề làm vườn
Nông hóa – Thổ nhưỡng
Chăm sóc cây trồngTrồng nho

[collapse]

Tải về tên nhóm ngành bằng tiếng Đức

du học đức nên chọn ngành nào? Kinh tế - dịch vụ nhà hàng và công nghệ thông tin
Kinh tế, dịch vụ, nhà hàng, công nghệ thông tin là những ngành học nhiều người chọn nhất

Lộ trình du học Đức 2024

Nếu bạn định du học Đại học Đức bằng tiếng Đức

  • Học sinh dưới 18 tuổi
    • Nếu ở các thành phố lớn, các em có thể bắt đầu học tiếng Đức ngay từ lúc cấp 3. Các trung tâm tiếng Đức có các khóa học 2-3 buổi/ tuần vào buổi tối là một lựa chọn tốt. Với tần suất như vậy, sau 2 năm các em có thể đạt trình độ B1.
    • Sau khi thi tốt nghiệp THPT, gia đình tìm một trung tâm tư vấn du học Đức uy tín để làm hồ sơ. Sẽ mất khoảng 6 tháng mới có thể hoàn thiện các thủ tục du học Đức cần thiết. Trong lúc đó chúng ta thi lấy bằng B1 (vì chỉ có giá trị trong vòng 1 năm nên lúc bắt đầu làm hồ sơ bạn thi là vừa).
  • Các bạn trên 18 tuổi, đã tốt nghiệp THPT
    • Việc đầu tiên chính là tìm các lớp tiếng Đức cấp tốc khoảng 5 buổi/ tuần. Quá trình học và thi lấy chứng chỉ tiếng Đức B1 sẽ mất khoảng 8 tháng đến 1 năm. Trong thời gian này chúng ta tiến hành làm thủ tục du học Đức.

Nếu bạn định du học Đại học Đức bằng tiếng Anh

  • Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn thi lấy chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu B1, hoặc IELTS 5.5 hoặc TOELF 550, … (tùy vào từng ngành học). Cùng thời gian này bạn hãy tìm các trường đại học ở Đức dạy bằng tiếng Anh để hỏi về điều kiện. Cuối cùng là tìm một công ty tư vấn du học và chuẩn bị chi phí du học Đức bằng tiếng Anh như bên dưới.
  • Nhược điểm của chương trình du học Đại học Đức bằng tiếng Anh là bạn sẽ khó hòa nhập cuộc sống ở Đức, khó xin việc làm thêm, và ít có cơ hội ở lại Đức làm việc. Vì thế, dù bạn có du học Đại học Đức bằng tiếng Anh, vẫn nên học tiếng Đức ít nhất đến trình độ A2 để có thể giao tiếp cơ bản nhé.

Trung tâm tư vấn du học Đức uy tín we talent education

Chi phí du học đại học Đức 2024

Một số bạn hỏi rằng: du học Đức có mất học phí không? Sự thật là du học Đức miễn học phí 100%. NHƯNG bạn vẫn cần đóng một khoản phí học kỳ (dùng để chi trả phí thư viện, sử dụng các phương tiện công cộng, bảo hiểm cho sinh viên). Chi phí này dưới 500 Euro/ kỳ nên cũng không phải số tiền lớn. Dù học bằng tiếng Anh hay tiếng Đức tóm lại bao gồm các khoản sau:

Chi phí chuẩn bị cho du học đại học Đức

  • Khi ở Việt Nam: 

    • Chi phí học tiếng Đức đến B1/B2 và thi chứng chỉ Goethe-Zertifikat: Trên 40 triệu đồng
    • Tiền làm thủ tục, hồ sơ du học Đức: Khoảng 30 – 70 triệu tùy trung tâm tư vấn du học. Họ sẽ lo cả việc tìm thuê nhà ở Đức, hướng dẫn đăng ký cư trú, đặt lịch thi testAS, APS, cử người dẫn bạn tham quan  thành phố mới trong tháng đầu tiên.
    • Tiền vé máy bay, mua bảo hiểm du học Đức ban đầu: khoảng trên 30 triệu đồng
    • Chứng minh tài chính du học Đại học Đức: 11,208 Euro (số tiền này được phép rút ra tiêu ở Đức)
  • Khi đã sang Đức học đại học:

    • Sinh hoạt phí hàng tháng là phần quan trọng nhất. Du học sinh tai Đức tốn khoảng 600 – 800 Euro cho phần này (thuê nhà, ăn uống, học tập, đi chơi vừa phải).

Tổng chi phí học đại học tại Đức các gia đình dự trù khoảng 500 triệu. Tất nhiên đây chỉ là con số dự phòng cho những trường hợp phát sinh đặc biệt.

Một số bạn cũng đang tìm cách săn học bổng du học Đức cho sinh viên đại học, nhưng mình có thể khẳng định là không có (hoặc chỉ dành cho các đối tượng rất đặc biệt). Vì chính phủ Đức đã miễn học phí, nên bạn phải tự lo phần phí sinh hoạt rồi. Bạn đọc thêm bài Chi phí sinh hoạt ở Đức đối với du học sinh để hiểu rõ thêm nhé.

Tuy nhiên nếu bạn học lên được thạc sĩ, có thể xin học bổng (lên đến 1000 Euro/tháng) để tiêu xài thêm.

Chi phí sinh hoạt khi du học đại học Đức

Chi phí sinh hoạt hàng tháng tùy thuộc vào mỗi sinh viên, nhưng về cơ bản sẽ có các mục sau:

  • Tiền thuê nhà hàng tháng: từ 200-400 Euro/ người
  • Tiền ăn uống: từ 150-200 Euro/ người
  • Tiền vé tàu đi lại: 80 Euro/ người
  • Tiền internet: 40 Euro/ người
  • Các khoản chi tiêu khác: Từ 100-300 Euro/ người

Nhìn chung, để có thể thoải mái sống ở Đức năm 2024, các bạn cần khoảng 800-900 Euro/ tháng.

Kinh nghiệm du học Đức bậc đại học

Bạn có thể tự làm hồ sơ du học Đức tự túc nếu như giỏi ngoại ngữ. Việc này có thể tiết kiệm đến 80% chi phí thủ tục đấy. Hãy bắt đầu ngay việc đến các hội thảo du học Đức hoặc truy cập vào các diễn đàn du học Đức trên mạng nhé.

Đức và Việt Nam đang thúc đẩy phát triển giáo dục song phương
Đức và Việt Nam đang thúc đẩy phát triển giáo dục song phương

Những khó khăn khi du học đại học Đức 2024

1. Vấn đề về tiếng Đức khi du học Đại học Đức

Tiếng Đức chính là rào cản lớn nhất khi bạn sang Đức. Dù bạn đã từng học B2/ C1 ở Việt Nam, bạn sẽ cảm tưởng thứ mình đang nghe một thứ âm thanh khá mới lạ nào đó.

Ở Đức có nhiều bang và mỗi vùng lại hay nói một số từ địa phương. Giống như người miền Trung và miền Bắc ở Việt Nam nói khác nhau vậy. Nếu bạn ở phía Bắc hoặc miền trung nước Đức, bạn là người may mắn vì họ nói khá dễ nghe. Tuy nhiên nếu ở miền nam, người dân sẽ nói giọng địa phương khá nặng và khó hiểu với người nước ngoài. Quy tắc nói chuyện của họ cũng không được dạy trong sách vở.

Lời khuyên: Hãy tích cực giao tiếp tiếng Đức với người bản địa, Mỗi vùng đều có tiếng địa phương tuy nhiên khi nói tiếng Đức phổ thông ai cũng hiểu cả.

2. Những cú shock văn hóa trong thời gian du học Đại học Đức

Khác biệt và văn hóa là điều ai cũng phải trải qua. Có nhiều cú shock về văn hóa nhưng mình sẽ điểm lại vài câu chuyện thú vị bên dưới đây thôi:

Người Đức rất lười tắm: Ở Đức khí hậu lạnh và khô, vì thế họ ít khi tắm. Nếu mùa hè phải 2-3 ngày họ mới tắm 1 lần. Còn mùa đông thậm chí là 1 vài tuần. Mặc dù thế dân Đức khá chăm dùng nước hoa nên cũng không nặng mùi lắm. Nếu bạn là người chăm tắm thì cũng cố làm quen. Còn nếu đi thuê nhà cũng hạn chế tắm như họ nhé, vì tắm nhiều cũng bị đánh thuế xử lý nước thải ra môi trường đấy.

Họ cũng tiết kiệm và chi li: người Đức nổi tiếng với sự tiết kiệm. Họ không tiêu xài hoang phí như nhiều người lầm tưởng, mặc dù họ có thu nhập khá cao.

Người dân Đức khá thân thiện: Nhiều khi mới gặp, chúng ta sẽ nghĩ họ là người lạnh lùng, khó gần. Vậy nhưng không hẳn thế, họ khá dễ mến, chỉ hơi khó tính trong công việc thôi.

Không có vòi xịt đít trong toilet: Phòng vệ sinh của người Việt Nam thường có vòi xịt đít (cái này du nhập từ Pháp và được cải tiến từ Nhật). Nhưng ở Đức họ chỉ dùng giấy vệ sinh. Không chỗ nào thiết kế có chiếc vòi này. Vì vậy bạn nên tập dùng giấy trước cho quen nhé.

Chúng ta không thể sử dụng vòi xịt thần thánh khi ở Đức
Đi du học Đức không được sử dụng vòi xịt nữa …

Người Đức thích sự yên tĩnh: Không ồn ào với những tiếng Karaoke hàng ngày hay tiếng nói to ồn ào. Nếu bạn muốn party hay hát hò, hãy chú ý đến cách âm hoặc tìm một nơi xa khu dân cư nhé.

Còn nhiều nữa nhưng mình sẽ tổng hợp ở các lần tiếp theo ^^.

3. Sự cô đơn luôn thường trực trong khi du học Đại học Đức

Sống xa gia đình ở Đức bạn sẽ luôn thấy cô đơn, nhất là trong thời gian đầu. Cô đơn vì không có bạn, không có bố mẹ, anh chị em, xa người yêu, v.v…

Lời khuyên: Gọi điện video call về cho gia đình hàng ngày nếu được. Làm cho bản thân bận bịu hơn bằng cách học và ra ngoài khám phá thành phố nơi mình ở. Hoặc tìm các nhóm bạn người nước ngoài để chơi chung.

4. Vấn đề về chi tiêu khi du học Đại học Đức

Có một thực tế là ở Đức giá cả các mặt hàng khá rẻ. Thậm chí nhiều người nước khác còn sang Đức mua hàng về dùng hoặc bán lại tại nước họ (người Ba Lan và Séc hay sang đức gom hàng). Tuy nhiên với người Việt Nam đấy vẫn là một mức giá khá cao nếu như bạn không biết tiết giảm. Chính vì cô đơn quá, bạn sẽ muốn ra ngoài, tiêu pha đôi lúc hơi quá tay, đặc biệt là đồ hiệu.

Lời khuyên: Chỉ nên mua những thứ mình CẦN – tránh những thứ mình MUỐN

5. Tìm việc làm thêm ở Đức khi du học Đại học Đức

Đi làm thêm khi du học là việc đương nhiên, không phải chỉ là việc kiếm tiền mà còn là để tích lũy kinh nghiệm. Vậy nhưng kiếm việc ở đâu? Bằng cách nào? Tớ có viết một bài khá đầy đủ, các bạn xem ở link sau nhé: Cách tìm việc làm thêm khi đang là sinh viên ở Đức.

6. Việc học chuyên ngành du học Đại học Đức khó hơn mức tưởng tượng

Chắc chắn nhiều người đã cảnh báo bạn về việc học ở Đức không đơn giản, vào dễ ra khó. Vậy nhưng nó sẽ vượt cả những gì bạn từng nghĩ. Bạn sẽ cảm thấy nhiều điều mới mẻ, xa lạ và khó tìm được người giúp đỡ.

Lời khuyên: Hãy hỏi và trao đổi thêm với giáo viên, hoặc các diễn đàn trên mạng của hội du học sinh Việt Nam để tìm thêm giải pháp nhé.

7. Tác động tiêu cực của Covid-19 đến du học sinh

Trong năm 2020, nước Đức nói riêng cũng như toàn thế giới nói chung phải đối mặt với dịch cúm Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến y tế và kinh tế. Nó đã thổi bay rất nhiều việc làm, cơ hội học tập của sinh viên quốc tế ở Đức. Đối với các bạn Việt Nam, vấn đề khó khăn nhất trong giai đoạn này là duy trì việc học cũng như có thể kiếm được việc làm thêm.

Nước Đức khoanh vùng liên tục cho nên nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, dẫn đến nhiều bạn mất việc làm. Đối với một số gia đình không dư dả về tài chính, đây thực sự là cản trở lớn. Mỗi tháng vẫn phải trả tiền ăn, tiền học, tiền thuê nhà. Ngót nghét cũng tốn 500 Euro/ tháng rồi.

Lời khuyên của mình dành cho các bạn đang du học Đức là hãy cố gắng tìm kiếm các công việc partime cũng được, chờ đến khi có Vắc-xin mọi chuyện sẽ ổn thoa. Và hãy suy nghĩ tích cực lên, mọi chuyện không tốt đều sẽ qua.

Những sai lầm cần tránh khi du học đại học Đức

1. Đừng sa đà quá nhiều vào làm thêm trong quá trình du học Đại học Đức

Vẫn biết đa số gia đình cho con đi du học đức ở mức tầm trung, điều kiện tài chính không phải dư thừa. Các bạn hiểu được điều đó rất tốt nhưng cũng tránh việc đi làm thêm quá nhiều. Sau mỗi buổi làm việc, các bạn sẽ rất mệt mỏi, không còn sức để học bài. Chưa kể kiếm được tiền tiêu cũng ham, dễ khiến cho chểnh mảng học tập. Nhiều sinh viên đã bị kéo dài thời gian học 2-3 năm vì nợ môn quá nhiều.

2. Hãy biết lượng sức bản thân, không đặt mục tiêu quá cao, cũng như quá thấp

Phần này là quan điểm cá nhân của Duy nên các bạn có thể đồng tình hoặc không. Là cái nhìn của mình trên số lượng lớn sinh viên đang ở Đức hiện nay.

Khi mới đi Đức, tân sinh viên sẽ có 1 năm học dự bị đại học tại Đức. Trong thời gian này, các bạn sẽ học thêm tiếng để đạt B2/C1 và các môn kiến thức nền. Đây cũng là cơ hội để các bạn đánh giá lại khả năng học tập của mình. Nếu thấy quá khó có thể chuyển sang học nghề để tiết kiệm thời gian. Còn nếu vẫn theo được và hiểu bài thì tiếp tục học, tránh lãng phí thời gian. Với các bạn học lực giỏi ở Việt Nam hãy chăm chỉ và kiên trì hơn một chút, thành công chỉ cách các bạn 2 chữ CỐ GẮNG mà thôi

3. Hãy tránh để bị phạt tiền oan khi du học Đại học Đức

Các bạn sinh viên Việt Nam mới sang du học Đức rất dễ bị phạt tiền nếu không chú ý các điều sau:

  • Không tải về các phần mềm trên mạng nếu không hiểu rõ. Vấn đề bản quyền ở Đức rất sát sao. Nếu chẳng may lỡ tải nhầm một phần mềm có bản quyền trả phí, mặc dù có Cr@ck, bạn vẫn sẽ phải đóng phạt. Số tiền này có thể gấp 5/ 10 lần giá mua phần mềm.
  • Chú ý đến các thông báo của trường, tòa nhà, chính quyền. Mỗi khi ở Đức dán thông báo công khai nào đó chắc chắn đã phải được xét duyệt kỹ. Bạn cần theo dõi thông tin để chấp hành cho đúng.
  • Sai vẫn có thể đúng. Mình đang nói đến kẽ hở của luật pháp Đức. Nếu bạn chẳng may dính dáng đến một vụ án, vụ kiện nào đó, đừng mất bình tĩnh. Việc đầu tiên là hãy tham khảo ý kiến của luật sư người Đức. Họ sẽ tư vấn chính xác tình trạng của mình và đưa ra hướng giải quyết. Bạn cân nhắc về chi phí để hành động tiếp theo nhé.

4. Hãy đi du học Đại học Đức bằng các con đường chính thống, có giấy tờ đàng hoàng

Nhiều gia đình Việt Nam hiện nay vẫn tìm nhiều cách để lách luật tìm con đường đi Đức bất hợp pháp. Kết hôn giả, làm hồ sơ học thuật giả, đi qua một nước thứ 3, v.v… Những cách này thật sự quá RỦI RO. Với những người không có giấy tờ đúng luật sẽ dễ bị kiểm tra. Khi bị cảnh sát bắt được sẽ bị trả lại Việt Nam và cấm nhập cảnh vào Đức trong 5-10 năm hoặc vĩnh viễn. Chưa kể bạn sẽ không thể kiếm được công việc nào tử tế nếu sống chui như vậy. Cuộc sống thật sự rất bí bách và không có tương lai.

du học Đức: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, học một khóa tiếng Đức ở Đức, du học thpt ở Đức

Để tư vấn về các chương trình du học Đại học Đức hoặc các lựa chọn khác, vui lòng liên hệ trực tiếp theo thông tin trên.

5/5 - (40 bình chọn)
Chia sẻ ngay