Chia sẻ kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức

Chia sẻ kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức

Đây là chia sẻ kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức của bạn Linh Chi trên hội sinh viên Việt Nam tại Đức. Nếu các bạn muốn có cái nhìn sâu hơn về lộ trình học cũng như điều kiện, chi phí thì hãy đọc Tổng quan về du học ngành điều dưỡng tại Đức nhé.

Về việc học nghề điều dưỡng ở Đức

Em sang đây học điều dưỡng, hồ sơ của em lúc đấy có gồm bằng b1, nhưng may mà công ty của em làm lại nằm ở vùng quê, khá ít dân và ông chủ khá là dễ tính, nhận hồ sơ của em không yêu cầu phải học hết B2 bên đức mới đc tham gia học nghề và đi làm. ông ý quan điểm là cứ sang đây ở rồi đi làm nhiều và tiếp xúc nhiều với bệnh nhân thì chắc chắn tiếng sẽ lên. Nên đợt em sang đây cũng khá nhanh và sang là tham gia học nghề và tham gia chương trình đi làm luôn.

Ngoài ra em có đăng ký khóa học tiếng 2 buổi 1 tuần, em học lên b2. nhưng chưa thi, và hiện giờ em có dừng lại việc học tiếng 1 tgian vì cảm thấy vừa học nghề vừa học tiếng vừa đi làm, làm 3 việc 1 lúc hơi oải, giờ em chỉ tham gia đi học nghề và đi làm thôi. Nhưng chương trình như công ty này khá hiếm vì giờ ở đâu cũng yêu cầu học tiếng b2 xong mới đc tham gia học. Nên em có lời khuyên nhỏ là mọi ng cứ dành càng nhiều tgian học tiếng Đức trc khi đi càng tốt sang đây sẽ đỡ tốn tgian hơn ạ.

Kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức: Học thật ở trường ra sao?

Việc học ở trường thì như thê này ạ. Lớp em học hiện giờ có khoảng 30 vs, trong đấy có 5 đứa ng nước ngoài (cả em), và mng k phải lo đâu ạ. Bên này con trai học điều dưỡng nhiều lắm, và các bạn khá hòa đồng. Lớp em k kỳ thị ng nước ngoài, khá nhiệt tình khi mình không hiểu và thầy cô cũng thế. Cho tới thời điểm hiện tại, em đã đc học về cơ thể ng (chắc chắn), cách chăm sóc, các loại bệnh. Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, các chữa trị và chăm sóc.

Chia sẻ kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức
Chia sẻ kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức

Thực ra ban đầu em cũng nghĩ khá là đơn giản, điều dưỡng thôi mà. Nhưng sang đây học r mới biết k ngờ ng ta học kỹ đến thế. Người Đức khá là nguyên tắc nên cái gì họ cũng học từng bước một và học rất cụ thể, và khi thực hành là phải đúng như thế. Họ rất quan trọng về an toàn vệ sinh cho nên cũng học rất kỹ cái này. Và ban đầu em cũng nghĩ, học nghề cũng đơn giản. Nhưng trên lớp tham gia rất nhiều bài tập nhóm, bài thuyết trình, nhận bài tập về nhà, và kết thúc mỗi mục lục trong 1 môn đều có 1 bài kiểm tra. Ví dụ như, giờ em học 6 học phần của 6 thầy cô thì có đến 5 môn bài tập nhóm với 5 nhóm khác nhau. Và với tất nhiên 6 người khác nhau. Thế cho nên ai không tập trung thì sẽ rất khó kiếm điểm.

Kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức: Cách chấm điểm

Điểm bên này, họ vào 1 nhóm là khá công bằng, ai làm nhiều thì nhận nhiều % điểm hơn sẽ nhận đc điểm thuyết trình cao hơn, mà điểm thuyết trình cộng điểm lý thuyết kiểm tra chia đôi:)) khổ cả nhà thông cảm, vì ngành này phải làm việc đồng đội khá cao, nên chương trình học họ rèn chủ yếu tinh thần và cách làm việc nhóm. Khi kiểm tra thì mỗi ng ngồi 1 bàn tách ra, điện thoại để vào Handybox. Và thường thì họ cũng ghét ng nào học cùng mình mà quay cop lắm đấy ạ. Đến khi trả điểm thì giáo viên hay gọi từng học sinh ra để trả bài. Không có kiểu đọc lên trc lớp, và chấm điểm công bằng k phân biệt ng nước ngoài.

Chương trình học của em, bắt đầu bằng 4 tuần chỉ đi học tại trường từ thứ 2-6 (vẫn nhận lương cuối tháng), sau đấy học 3 buổi 1 tuần, tgian còn lại là đi làm. nhưng vẫn đảm bảo ngày nghỉ cho mình. thế nên có tuần e làm 3 ngày có tuần chỉ 2 và có tuần chỉ làm 1 ngày. Đi học thì ng đức khá quy củ, nên rất không thích ng đến trễ giờ mà k có lý do chính đáng, có điểm danh, và nghỉ thì chỉ có lý do ốm mới đc chấp nhận, mà ốm thì phải có giấy khám của bác sĩ mới đc công nhân là ốm thật, mình nghỉ hay đi trễ trường đều thông báo về công ty, không trừ lương nhưng tất nhiên ảnh hưởng đến uy tín của mình.

Tìm hiểu thêm về du học nghề cơ khí ở Đức

Học nghề này hay ở chỗ là học cái gì được thực hành luôn cái đấy. Dụng cụ ở trường đều đầy đủ. Vd như giường, nhà tắm, bệnh nhân (hình nộm). Tất cả các dụng cụ liên quan đến ngành y tá, có cả phòng chứa toàn xe đẩy. Có cả buổi bọn em còn phải ngồi thử xe đẩy đi ra ngoài phố để biết đc cảm nhận của bệnh nhân, đo huyết áp hay tim tủng gì cũng thực hành cả, có môn em thấy cũng hay lắm học về thực phẩm, bà ý đặt tình huống có bà lão 90t hnay sinh nhật và cả lớp phải nấu 1 bữa hoàn chỉnh cho bà lão ấy. Rồi cả lớp cũng phải chia nhóm và mua đồ đến nấu thật.

Kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức: Lịch làm việc hàng ngày

Có học về tâm lý bệnh nhân, học về giao tiếp, học những cách để di chuyển bệnh nhân dễ dàng nhất. Còn về việc làm: Có 3 kiểu làm như trên thì em làm ở viện dưỡng lão, Viện em chia làm 2 tầng, mỗi tầng có 1 quản lý tất cả bệnh nhân (ng này đương nhiên cũng tham gia chăm sóc bệnh nhân như thường). Em làm ở tầng 1. Một tầng có 32 bệnh nhân, chia làm 2 dãy, mỗi dãy 16 bệnh nhân. Đi làm có ca sáng ca chiều và ca đêm. Sinh viên thì chỉ đc làm ca sáng hoặc ca chiều thôi. 1 Ca có 4 hoặc 5 hoặc tối đa 6 nhân viên, chia làm 2 dãy.

Chia sẻ kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức
Chia sẻ kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức: Làm ca vất vả chứ không đơn giản

Ca 1

Bắt đầu ca là tất cả vào phòng làm việc giao ban, ca trước bàn giao lại tất cả thông tin của buổi làm việc hôm đấy cho ca sau. Sau đấy tất cả vào ca. Ca sáng: gọi bệnh nhân dậy, tắm rửa hoặc lau ng cho bệnh nhân (cho đi vs, tắm và gội đầu, sấy tóc làm tất), thay quần áo, đưa bệnh nhân ra bếp để họ ăn sáng. Không cụ thể mình phải chăm sóc ai, hay bao nhiêu ng, cứ làm xong đc cho 1 ng thì thông báo cho đồng nghiệp, để xem còn bn nào, r chia nhau ra làm. Nên có hôm em tắm rửa cho có 4 ng, có hôm em làm nhanh và làm đc hơn, tối đa cho đến giờ nhiều nhất em làm đc 8 ng trong 1 ca làm.

Đọc thêm: Chương trình tình nguyện kết hợp chuyển đổi học nghề ở Đức

Sau đấy, tầm 10h xong hết là nghỉ giải lao, ăn sáng cùng nhau, uống cafe, ăn tại chỗ làm và thực ra ở đây đãi ngộ cũng tốt. Cứ có ca làm là bọn em ăn thoải mái k mất tiền ạ. Ông sếp tốt bụng mà, vấn đề là nhân viên cũng khá biết điều k ai ăn vô tội vạ đâu ạ, thỉnh thoảng nhân viên bọn em còn biết điều cử 1 ng đi mua về ăn chứ k ăn của công ty, nhưng cũng ít thôi. Giải lao xong, thì đến mấy bà đồng nghiệp phải chia thuốc cho bệnh nhân, còn lít nhít như em thì chỉ đc ngồi điền mấy cái tư liệu hàng ngày vào máy tinh thôi, kiểu ông bà có đi ỉa k:)) đi ngoài k:)) rồi đc chăm sóc k.

Ca 2

Sau đấy là phải vào cho bệnh nhân ăn bữa trưa. Ăn xong lại đưua bệnh nhân về phòng nghỉ. Rồi giao ban. Ca chiều: sau khi nhận giao ban thì lại đưa bệnh nhân vào bếp, chuẩn bị trà bánh cho họ ăn, rồi nghỉ giải lao, và lại cho họ ăn tối, và thay quần áo cho về giường đi ngủ. Đấy là công việc em nói thế để mng hình dung dễ dàng hơn. Đương nhiên, sẽ có những tình huống ngoài lề. Ví dụ, rất nhiều bệnh nhân muốn đi tè, đi nặng, và đương nhiên là họ không thể tự đi được vì họ phải ngồi xe đẩy là cũng yếu r.

Bệnh nhân từ khoảng 65 đến 100t. Từ ng bé tí đến có bà trên tạ. Mà mọi ng đọc đến đây đừng hoảng ạ. Vì bên này nhiều máy móc thông minh, ng quá béo hoặc liệt là họ dùng máy móc để di chuyển. Không nặng lắm đâu. Và như em nói r đấy ạ, ở trường có học các cách để chăm sóc bệnh nhân dễ dàng r ạ. Nếu có tình huống gì quá sức cứ gọi đồng nghiệp, vì có những bệnh nhân phải 2 ng chăm sóc mới đc. Chỉ có những tình huống ví dụ như là bn bị tào tháo đuổi ạ, kể ra thì cũng hơi ghê.

Ban đầu em cũng ngại mấy trường hợp này, kiểu trong đầu nghĩ: “cái gì đây, cái này cũng phải làm á, tưởng hành động cá nhân này bệnh nhân tự làm đc chứ“. Nhưng không ạ, mình nên hiểu 1 vấn đề là họ là ng già và yếu rồi, cần sự chăm sóc từ mình, học cách chấp nhận và sau dần thì em thấy thương họ hơn là thấy ghê.

Xem thêm: 5 điều du học sinh Đức nào cũng phải biết

Em bắt đầu học đc cách mỗi khi họ có tình trạng bất thường là phải để ý và hỏi ngay để báo lại với đồng nghiệp ạ. Kiểu nếu thấy tào tháo đuổi thì phải hỏi có đau bụng k, có buồn nôn k, đã ăn cái gì vân vân và mây mây nói chung đại loại thế. Hay có những hôm bệnh nhân mệt ngủ liên tục không chịu ăn uống gì, ban đầu em còn nản vì cho ăn mãi chẳng đc.

Sau dần em cảm thấy thương và kết thúc ca làm vẫn cứ đau đáu mãi về việc cả sáng hoặc cả chiều họ k ăn k uống đc gì, lo sợ sẽ mất bệnh nhân của mình. Có hôm thì bệnh nhân thất thường (ng già mà) hôm thì vui hôm thì cáu bẩn, khó chịu, hôm thì cười, hôm lại quát tháo hoặc khóc. Mà đôi khi cũng chẳng phải tính bằng hôm đâu, mà tính bằng giờ, bằng phút. Lúc trc vừa vui xong, lúc sau đã kiểu kêu tránh tao ra rồi.

Những trường hợp khó đỡ

Có rất nhiều bệnh nhân bị Demenz (mất trí nhớ), cái này là khiến mình mệt mỏi kinh khủng nhất này. Có bệnh nhân 5p lặp lại 1 câu hỏi 1 lần, có bệnh nhân bỏ đi, có bệnh nhân cứ đi tìm ng thân quanh viện, có bệnh nhân cứ định làm cái gì rồi lại quên. Mọi ng lưu ý ạ, không phải họ bị tâm thần nhé, họ bị suy giảm trí nhớ, đừng nhầm lẫn ạ vì họ chỉ trí nhớ quá kém thôi chứ lại k hề dumb!

Có hôm thì bệnh nhân bị ngã, có hôm thì bệnh nhân phải vào bệnh viện, và đau đớn nhất là mất bệnh nhân. Thực ra, nếu có nói về ngành này, thì áp lực về tinh thần khá lớn và nặng. Có khoảng thời gian em đã stress và áp lực đến k thở nổi sau mỗi giờ làm, có khoảng tgian em còn k ăn nổi vì bị schock sau ca làm với những tình huống phát sinh từ bệnh nhân.

Ở chỗ em làm thì k có bác sĩ, y tá làm chính và chủ đạo, bệnh nhân ốm hay có vấn đề thì mới gọi bác sĩ hoặc đưa đi bệnh viện. Có những hôm mình phải dỗ bệnh nhân như trẻ con, có hôm lại phải nghiêm khắc với họ, nhiều bệnh nhân cũng lanh lắm ạ, có những hôm thì chẳng hiểu sao, bệnh nhân lên cơn khó tính hay gì ấy, vớ đc mình là ngồi nói cả tiếng đồng hồ đủ thứ chuyện than phiền, thấy mình như cái thùng rác mà vẫn phải cười, gật đầu lắng nghe.

Còn rất rất nhiều cái khác nữa, nên em mới nói làm cái này ảnh hưởng đến tâm lý của mình khá nhiều, nhưng đừng lo ạ, trên lớp đã đc học về Stress, cách giải tỏa hết rồi. Bệnh nhân của em thì hết sức là đáng yêu luôn, hay có phải tại em yêu nghề k nữa. Nhưng em thấy hầu hết ng Đức đặc biệt là bệnh nhân của em khá là tình cảm, rất hiếm và thực ra k có chuyện đánh y tá, họ k dám làm điều đấy. Vì như chỗ em, chỉ cần bn có biểu hiện thô lỗ thôi, là y tá này nói vs y tá kia, nói chung đồng nghiệp kiểu bảo vệ nhau. Thế mới thấy sức mạnh của giao ban.

Chi phí sinh hoạt ở Đức với du học sinh

Ở chỗ em cũng hay có các sự kiện cho bệnh nhân, cũng vui ạ. Thế nên em muốn nói là như thế này, nếu mng xác định đi làm nghề này mà lại ở Đức thì cũng khá là vất vả ạ. Không có chuyện sang đây chơi học làng nhàng mà đc đi làm r ở lại đâu ạ, ng Đức k phân biệt hình thức nhưng khá là quan trọng bằng cấp, nên bằng cao hơn nhận việc tốt hơn và lương cao hơn là bình thường.

Cho nên trong 1 công ty, dạng sinh viên là lít nhít nhất r ạ, nên đôi lúc có thiệt thòi mng cũng đừng vôi nản ạ. Nhưng thực ra em thấy, vd như ở viện em làm, đồng nghiệp cũng khá là lieb và süß, khá là vui vẻ và giúp đỡ mình cũng nhiều. Có 1 số ng thì đúng là cũng hơi còn phân biệt ng nước này nước khác.

Em xin chốt lại mọi vấn đề như thế này ạ, nếu ai có ý định học ngành này, thì xin hãy yêu nghề và bệnh nhân của mình một chút ạ, nhiều chút thì càng tốt, vì nếu k yêu đc, sẽ thấy càng nản và chán r k theo đc. Có kiên nhẫn một chút và đừng chỉ làm r về cho xong ạ. Em mong mng hãy nhìn vào mặt tích cực nhất có thể, học thật chăm tiếng, đừng ngại vì mình phải làm ngành này, vì cái mình nhận đc thực ra cũng rất nhiều.

Đa số bệnh nhân của em đều coi em như con, gặp ai cũng bảo con gái của tao, họ để mình phải lau rửa cho họ, họ đều thấy ngại đấy ạ, có những ng xin lỗi cảm ơn rối rít mặc dù lương của mình là 1 phần từ tiền của họ. Coi họ như ng thân bố mẹ ông bà mình là cách tốt nhất để mình giảm stress mỗi khi làm việc ạ. Và mọi thông tin trong bài viết của em chỉ là từ những kinh nghiệm kinh nghiệm học nghề Điều dưỡng tại Đức em tự nhìn trong 1 năm đi làm, nên xin mọi ng chỉ tham khảo đây chỉ là ý kiến chủ quan của em thôi ạ, với cả kinh nghiệm em còn non nên vẫn chưa nói đc hết về ngành này cho mng hiểu kỹ ạ. Bài viết dài quá mà em k tóm tắt đc hơn .hic.

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ ngay